21-09-2017 - 14:55

Tấm gương sáng trồng rừng ở xã Hương Minh

Là xã thuần nông nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Vũ Quang gắn bó gần gũi với lịch sử phát triển của Vườn gần bốn thập kỷ, những người đã sống nơi đây, hay đã từng đi qua nay về thăm lại quê hương này đang ngày ngày thay da đổi thịt. Đó là sự đóng góp của toàn thể nhân dân, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Hương Minh mà người đứng đầu lái con thuyền đi đến đích là đồng chí Phạm Văn Đức Bí thư Đảng ủy

Anh sinh vào mùa xuân năm Ất Mùi cầm tinh con dê trong gia đình nông dân nghèo ở xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh vùng quê ngoài đê Tân Long nghèo quanh năm đồng chiêm trũng, mùa nắng hạn hán kéo dài, hàng năm vài đợt nước lũ dâng lên tận mái nhà. Đến tuổi thanh niên anh đã hăng hái lên đường bảo vệ Tổ Quốc tham gia các trận đánh ở chiến trường Tây Nguyên sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam anh phục viên trở lại với quê hương.

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, anh lại cùng gia đình tình nguyện lên xã Hương Minh xây dựng vùng kinh tế mới. Ngày đến với rừng bao khó khăn vất vả đường đi lại khó khăn lội suối trèo đèo đến với vùng Hói Trí khai hoang trồng khoai sắn, cuộc sống tự cung tự cấp thiếu thốn trăm bề nhưng không khuất phục được ý chí của người thanh niên.

Là xã thuần nông nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Vũ Quang gắn bó gần gũi với lịch sử phát triển của Vườn gần bốn thập kỷ, những người đã sống nơi đây, hay đã từng đi qua nay về thăm lại quê hương này đang ngày ngày thay da đổi thịt. Đó là sự đóng góp của toàn thể nhân dân, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Hương Minh mà người đứng đầu lái con thuyền đi đến đích là đồng chí Phạm Văn Đức Bí thư Đảng ủy.

Sau khi lập gia đình với một cô gái người bản địa anh bắt đầu nghĩ đến việc làm kinh tế gia đình. Không quản ngại khó khăn anh bắt tay vào việc khai khẩn đất hoang thành ruộng để cấy lúa, đào ao thả cá. Với vốn kiến thức được các thầy cô trường Trung cấp Nông nghiệp tỉnh dạy dỗ kết hợp với kinh nghiệm lăn lộn trong cuộc sống đã tôi luyện nên người.

Bỏ ra bao mồ hôi, công sức, phải gần 20 năm sau kinh tế gia đình anh mới ổn định. Nhìn những mảnh đồi trọc trơ trụi hậu quả của việc phát rừng làm nương, anh Đức cảm thấy rất đau lòng, từ đó anh đã nảy sinh ý nghĩ là nhận những khoảnh đồi trọc đó để trồng cây. Nghĩ là làm, anh mạnh dạn xin UBND xã và được nhận 40 ha đất đồi trọc. Có đất anh động viên vợ con bán 3 con trâu đầu tư ươm cây giống để trồng rừng. Tích cực, cần cù lao động cùng với các con chỉ trong 5 năm anh đã trồng mới được 20 ha rừng chủ yếu cây keo lai, số diện tích trên 20 ha còn lại được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để thành rừng. Năm 2010, khi xã có chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý, anh đã tình nguyện hiến 20 ha đất rừng tái sinh của gia đình mình để chia cho các hộ dân trong thôn. Học tập theo anh, bà con ở thôn Hợp Lợi đã tích cực trồng rừng, toàn bộ diện tích đất đồi trọc nay đã được phủ xanh bởi cây thông nhựa, keo lai. Từ năm 2005 đến nay, chỉ tính riêng thu nhập từ rừng hàng năm gia đình anh đã thu trên 850 triệu đồng. Hiện nay anh đang khai thác rừng Keo, Gió trầm khoảng 4 ha, dự tính thu khoảng 300 triệu đồng. Cùng với việc trồng lại rừng, anh còn tận dụng diện tích ven lô để đưa cây Gió trầm vào trồng. Vụ trồng rừng 2013, gia đình anh đã trồng được trên 2 ha cao su. Không chỉ làm kinh tế giỏi anh còn có tấm lòng rộng mở, ngoài đầu tư hàng trăm triệu đồng để mở đường gần 2 km đường vào rừng cây giúp cho nhiều hộ dân được hưởng lợi, ông đã tình nguyện hiến gần 500m2 đất đồi và diện tích ao cá để xã mở đường liên thôn. Hiện nay dù tuổi đã cao, công việc xây dựng nông thôn mới luôn bề bộn nhưng anh vẫn tích cực cùng con cháu đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngoài sản xuất 4 000m2 đất lúa, gia đình ông còn chăn nuôi lợn, nuôi thả cá và nuôi ong lấy mật. Mỗi năm gia đình ông cũng thu lãi trên 500 triệu đồng từ chăn nuôi. Anh cũng sẵn sàng giúp đỡ vốn, chia sẻ làm ăn với những hộ gia đình nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.

Anh trưởng thành từ Chủ nhiệm hợp tác lên chủ tịch UBND xã, nay là Bí thư Đảng ủy, anh luôn trăn trở làm sao cho nhân dân đủ cơm no áo ấm con em được học hành đến nơi đến chốn. Hàng ngày lo việc cơ quan, rời nhiệm sở anh lại tay cày, tay cuốc lên rừng đào hố trồng cây, các con của anh đã noi theo tấm gương cần cù chịu khó của bố mẹ, ngoài giờ đi học đã phụ giúp bố mẹ đóng bầu ươm các loài cây giống đưa lên rừng cho mọi người trồng và chăn nuôi gà, cá, chim bồ câu.

Đã đến tuổi lục tuần nhưng anh vẫn say sưa miệt mài với những cánh rừng, những loài gia súc gia cầm. Đến nay các con anh đã trưởng thành có nghề nghiệp ổn định ở thành phố Hà Tĩnh nhưng đến ngày nghỉ lại cùng nhau đưa xe ô tô về thăm gia đình và lại lên rừng phát sẻ, trồng cây, chăm sóc đàn gà lợn cùng bố mẹ. Tấm gương bảo vệ phát triển rừng của anh không những được nhân dân trong xã kính phục mà còn là địa chỉ đỏ cho các đơn vị khác trong huyện, tỉnh về tham quan học tập.

Chuyện anh Đức cho vay tiền, vay vàng không tính lãi, cho mượn trâu nuôi rẻ đã không còn là chuyện lạ ở thôn Hợp Lợi nữa, một số hộ trong thôn đã vươn lên thoát nghèo, giải quyết được một phần khó khăn trong cuộc sống. Gia đình chị Lê Thị Thu Hà là một trong nhiều hộ dân ở thôn Hợp Lợi được anh Đức giúp đỡ cho vay tiền để chữa bệnh và lo tiền cho con đi học. Nay bệnh tình của chị Hà đã khỏi, con trai của chị là cháu Hồ Văn Thuận đã tốt nghiệp trung cấp và đã có việc làm ổn định. Nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của anh Đức mà gia đình chị đã vượt qua khó khăn, nay kinh tế gia đình cũng đã khá giả hơn.

Có thể nói anh Phạm Văn Đức là một cán bộ mẫu mực điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, mô hình của anh đã được nhiều người trong thôn xã học tập làm theo, kết quả đời sống nhân dân trong vùng được nâng lên rõ rệt.

Anh Đức người thứ 2 từ trái sang đang trao đổi kinh nghiệm trồng và bảo vệ rừng cho bà con và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Trao đổi với chúng tôi anh luôn khẳng định nhờ chủ trương của Đảng, chính phủ về các dự án trồng rừng phủ xanh đất đồi núi đã đem lại cuộc sống ấm no cho xã Hương Minh nói chung trong đó có gia đình anh. Qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ anh luôn cảm ơn Vườn Quốc gia Vũ Quang và các cơ quan ban ngành của huyện, tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ về cây giống, hướng dẫn kỹ thuật để có ngày hôm nay, đúng là rừng đã làm thay đổi cuộc sống của ông và tất cả mọi người dân niềm mơ ước đã trở thành hiện thực.

Nguyễn Thanh Sơn – Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh

 

. . . . .
Liên hệ đường dây nóng
Quản lý bảo vệ rừng:0913294126
Cứu hộ động vật:0915110977 - 0913590208
Hỗ trợ trực tuyến
Bản đồ - vị trí
Liên kết - Đối tác